Trang chủ Bài họcTừ vựng - Mẫu câu

Điểm khó của động từ khi học tiếng Đức (p2)

Điểm khó của động từ khi học tiếng Đức (p2)

Điểm khó của động từ khi học tiếng Đức (p2)

Tiếp tục phần 1 về các ngoại lệ khi chia động từ học tiếng Đức chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn phần tiếp theo về các lưu ý khi chia động từ.

 

3. Qui tắc chia động từ thời hiện tại khi học tiếng Đức (Konjugation - Regelmäßigen Verben)-tiếp-

Động từ là thành phần chính cấu tạo nên câu nói trong giao tiếp của người Đức. Hầu hết, trong văn phạm nói, người nghe sẽ tập chung vào động từ và được hiểu bởi người nói nhấn mạnh từ đó hiểu được nội dung người truyền tải. Ngoài ra, trong văn viết thì động từ càng quan trọng hơn trong các đề thi, kiểm tra để đánh giá phân loại trình độ học viên.
 

chia động từ học tiếng đức
Học tiếng Đức và quy tắc chia động từ.
 

 

 

* Trường hợp ngoại lệ II

 

Chỉ có một vài động từ không có đuôi „en“ mà đuôi „n“ trong học tiếng Đức từ vựng.
Ví dụ như: dauern, erinnern, klingeln und lächeln.

Trong những động từ này nếu chữ cuối của gốc động từ là „l“ như lächeln thì khi chia ngôi thứ nhất số ít (ich) chữ „e“ của gốc động từ sẽ bị bỏ đi: Ich lächle, ich sammle, ich klingle...Các ngôi còn lại thì vẫn chia như thường lệ.
Ví dụ chia động từ „sammeln“  

" Singular
Plural
1. Person
ich samm( )le
wir sammeln
(1) Person
(2) Person
du sammelst
ihr sammelt
(2) Person
(3) Person
er / sie / es sammelt
Sie / sie sammeln
(3) Person
Dưới đây là một số động từ trong nhóm này
 googeln;    lächeln;    klingeln;    und sammeln ".

Đây là sự chia động từ trong thời hiện tại (Präsens). Thời quá khứ cũng có nguyên tắc chia động từ riêng. Mặc dù khi nói chuyện hàng ngày người ta ít khi sử dụng đến thời quá khứ (Präteritum). Nhưng trong ngôn ngữ viết thì hầu như chỉ sử dụng Präteritum. Muốn đọc được sách và các loại văn tự thì cũng nên xem qua.

Theo tôi thì không nhất thiết phải học và sử dụng ngay thời quá khứ (trước mắt chỉ nên biết). Trong khi đọc sách tự nhiên sẽ có cảm giác và hiểu được đó là động từ nào (trừ một số động từ bất tuân qui tắc). Thói quen đó được lặp đi lặp lại bạn mới có kinh nghiệm học tiếng Đức hiệu quả.

 

Nên nhớ:

 

- Gốc động từ (Verbstamm) không bị thay đổi khi chia, chỉ có đuôi của chúng bị thay đổi ít nhiều.

- Những ngôi mà động từ phải chia theo ở trên gọi là chủ ngữ (Subjekt) trong câu.

- Động từ đã được chia theo ngôi như trên không còn ở dạng nguyên thể nữa (Infinitiv = chưa có đích, tiếng Latinh) mà là dạng đã về (có) đích (finit). Chúng có tên gọi là Prädikat hoặc finites Verb, tiếng Đức còn gọi là konjugiertes Verb (động từ đã được chia). Đôi khi người ta còn gọi chúng là Satzkern (lõi câu), Satzaussage (Nội dung câu)…

- Sự hòa đồng giữa Subjekt và konjugiertes Verb trong câu về số và theo ngôi được gọi là die Kongruenz zwischen Subjekt und Prädikat.

 Wir kaufen...                   // "Wir" phải đi với kaufen
Sie kauft...                    // Một phụ nữ mua...(số ít)
 Sie kaufen...                 // Họ mua... (số nhiều)

 

4. Luyện tập học tiếng Đức

 

- Hãy tập chia các động từ trên (malen, lernen, leben, danken, gucken, fragen, zählen) cho tất cả các ngôi.

Mẫu chia:
Ich male eine Blume.                            // Tôi vẽ một bông hoa.
Du malst eine Blume.                           // Anh vẽ một bông hoa.
Er malt eine Blume.                             // Anh ta vẽ một bông hoa.
Sie malt eine Blume.                           // Cô ta vẽ một bông hoa.
Es malt eine Blume.                           // Nó (đứa trẻ) vẽ một bông hoa.
Wir malen eine Blume.                       // Chúng tôi vẽ một bông hoa.
Ihr malt eine Blume.                       // Các anh vẽ một bông hoa.
Sie malen eine Blume.                         // Họ vẽ một bông hoa.
Sie malen eine Blume.                        // Ngài vẽ một bông hoa.

- Hãy chia tiếp những động từ sau:

Trinken (uống); heiraten (cưới); wohnen (sinh sống); studieren (nghiên cứu); reparieren (chữa);
kommen (đến); brauchen (cần); fragen (hỏi); fotografieren (chụp ảnh); kaufen (mua)

- Tìm trong từ điển những động từ thường dùng thực dụng trong cuộc sống hàng ngày để tập chia.

 

5. Những điểm cần lưu ý học tiếng Đức khi tập chia động từ:

 

- Chia động từ cũng như tập võ, không thuần thục thì không sử dụng được.

- Một phần tư từ ngữ tiếng Đức là động từ (khoảng 125000 chiếc), không thể luyện tập từ vựng khi học tiếng Đức hết từng từ một. Thế nhưng nếu ta luyện tập thật thuần thục khoảng 100 hoặc 200 động từ đầu tiên thì sau đó những động từ khác cứ tự bật ra. Cái này gọi là cảm giác chia động từ. Như thế chúng ta mới thấm thía câu nói „Vạn sự khởi đầu nan.“ của cổ nhân.
 

 

những điểm lưu ý khi học tiếng đức
Những điểm lưu ý khi học tiếng Đức.
 

 

 

3. Phương pháp học tiếng Đức hiệu quả

 

* Các chuyên gia tâm lí học cho rằng

Khi học tiếng Đức cần chú ý (không chỉ tiếng Đức mà còn các ngôn ngữ khác cũng vậy).
 

- Đừng quá tập trung vào vấn đề tuổi tác

- Đừng đi học ngoại ngữ với một tham vọng lớn. Hãy cố gắng coi việc làm này là một trò chơi và khai thác thật nhiều niềm vui từ đó

- Bạn nên rèn luyện trí nhớ, cố nhồi vào đầu lấy một số từ và bạn sẽ thấy rằng sự tiến bộ tự kiến thức học tiếng Đức từng ngày.

- Hãy tìm kiếm phương pháp phù hợp với mình nhất và kiểm tra xem khi nào bạn nhớ được nhanh nhất. Nếu bạn là người có kĩ năng nghe tốt hơn các kĩ năng khác thì các cuộc thảo luận, đàm thoại là tốt hơn cả đối với bạn.

- Người học đừng bao giờ ảo tưởng vào một phương pháp siêu việt, nhờ nó ngoại ngữ tự động chảy vào đầu mình mà hãy tìm một phương pháp tốt nhất, phù hợp với tính cách của mình.
Những yếu tố như kiên nhẫn, cố gắng liên tục, duy trì tính kỉ luật cao, bao giờ cũng rất cần thiết.

- Nếu như người học mắc bệnh “cả thèm chóng chán” thì không khi nào anh ta có thể đạt tới mục tiêu đề ra. Ai đó đã nói câu: “Đối với một nữ diễn viên balê tồi thì cái gấu váy cũng là vật cản”. Câu nói này cũng có thể đúng với người học ngoại ngữ. Một khi anh ta không dám khắc phục một khó khăn nhỏ mà chỉ lo bới lông tìm vết trong những nguyên nhân vụn vặt, thất bại là điều không tránh khỏi. Cho nên quan trọng nhất là xem lại động cơ học tập của mình và tạo ra hứng thú học hành.

- Nói chuyện bằng tiếng nước ngoài là một việc vô cùng khó khăn. Đặc biệt là đối với những người cầu toàn, luôn sợ bị người khác chê cười và sợ bị người khác hiểu lầm. Cho nên:
Bạn đừng suy nghĩ quá nhiều về chuyện mình nói như thế nào.

Đừng sợ mắc lỗi ngôn ngữ. Những lỗi về ngôn ngữ, ngữ điệu…của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều nếu bạn thường xuyên luyện nói và giao tiếp với mọi người xung quanh.

 

* Các chuyên gia cho rằng có thể sửa phát âm và ngữ điệu bằng cách:

 

- Nghe nhiều lần các băng cat-sét chuyên để học tiếng.

- Tự mình ghi lại lời mình để nghe và so sánh với cách phát âm của băng gốc.

- Không có gì phải mặc cảm với cách phát âm và ngữ điệu của mình khi nó có vấn đề. Ngữ điệu chuẩn, đó là kết quả của một quá trình lâu dài, nó có thể xuất hiện ở cuối chặng đường.

- Trình độ của bạn như thế nào thì học như vậy nhưng hãy tăng độ khó lên nếu bạn đã nắm được 80% của kiến thức bài kiểm tra thường niên.

- Bạn muốn trình độ bạn đạt được gì sau khi kết thúc khóa học tiếng Đức thì hãy lên kế hoạch học nó, cố gắng đạt được hết sức mình.