Trang chủ Tin tức

Học tiếng Đức, bắt đầu từ đâu? (Phần 1)

Học tiếng Đức, bắt đầu từ đâu? (Phần 1)

Nhiều người bắt đầu học tiếng Đức mà không biết nên bắt đầu từ đâu và như thế nào, và dẫn tới khó khăn trong việc học tiếng Đức. Trong bài viết này sẽ là lộ trình học hiệu quả cho những ai còn đang phân vân không biết nên bắt đầu học tiếng Đức từ đâu?

Học tiếng Đức, bắt đầu từ đâu? (Phần 1)

Học tiếng Đức, bắt đầu từ đâu? (Phần 1)

Người Đức khi dạy chúng ta học ngôn ngữ của họ thì phần lớn họ dạy rất chi tiết, đó cũng là bản tính của người Đức. Nhưng một ngôn ngữ có rất nhiều chi tiết chúng ta phải nhớ hay xảy ra tình trạng người học dễ bị rối loạn. Học mà không biết mình học cái gì ở mục nào và nhất là để sử dụng trong các tình huống nào.

Đa số chúng ta không biết các thuật ngữ về văn phạm nên đến một chừng mực nào đó rất dễ xảy ra việc lẫn lộn. Thêm nữa do tính tỉ mỉ của họ nên đôi khi họ phân biệt khá chi tiết, chỉ hơi có sự khác biệt là họ đã phân ra làm một loại riêng.

Nhiều khi để nhớ tên các chủng loại đó còn vất vả hơn là nhớ đến các vấn đề chính: Học tiếng Đức hay là học các phân loại?

Ví dụ: Câu phụ trong tiếng Đức được phân chia làm 12 loại khác nhau với các tên gọi rất trừu tượng và khó nhớ. Trong khi vị trí của các câu phụ so với câu chính chỉ có 3 khả năng: đứng trước hay đứng sau và đứng giữa câu chính. Đối với những ai mới học tiếng Đức chỉ nên nhớ 3 vị trí cơ bản đó, sau này khi bạn đã có một số vốn kha khá chúng ta mới nên đi sâu hơn nữa.

Và để trả lời cho câu hỏi học tiếng Đức nên bắt đầu từ đâu và nếu được bắt đầu học lại tiếng Đức thì mình sẽ lựa chọn trình tự sau:

1) Học phát âm và đọc.

Đây có lẽ là đặc điểm dễ chịu nhất cho người Việt nam bắt đầu học tiếng Đức. Vì chúng ta là dân tộc duy nhất ở châu Á sử dụng bộ mã chữ La tinh (A, B, C…) vậy nên chúng ta có thể đọc tiếng Đức khá dễ dàng. Dĩ nhiên sẽ có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ khi phát âm nhưng nhìn chung thì tương đối giống nhau khi bắt đầu học.

Học tiếng Đức
Phát âm là bước cơ bản khi học tiếng Đức.

>>Xem thêm: http://luyenthitiengduc.info/details/nguyen-tac-hoc-tieng-duc-hieu-qua.html

Theo mình ngay từ đầu chúng ta phải tập trung học phát âm vì như thế mỗi khi chúng ta nhìn thấy một từ vựng tiếng Đức mới dù chưa hiểu nghĩa chúng nhưng do đọc được nên chúng ta đã sở hữu được 20% từ vựng đó rồi. Sau này khi bạn đã có điều kiện hơn ta có thể tra cứu lại từ đó thì sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều đấy.

Hơn nữa nếu chúng ta đã đọc tốt ngay từ đầu thì việc nghe hiểu sau này sẽ đơn giản hơn rất nhiều đấy. Đây cũng là chìa khóa quyết đinh việc thành công hay không trong việc học tiếng Đức của bạn đấy. Vì vậy hãy chú trọng nó ngay từ đầu nhé!

2) Chia động từ cho đúng.

Tiếng Đức khác với tiếng Việt là động từ tiếng Đức phải chia thì chúng ta mới sử dụng được. Văn phạm và các cấu trúc câu trong tiếng Đức hoàn toàn phụ thuộc ở động từ. Vậy nên nếu chúng ta chia động từ sai hay không chia động từ thì sẽ không có câu đúng cú pháp được. Đây được xem là ngưỡng cửa khó khăn cho người mới bắt đầu học tiếng Đức, nhưng nếu để ý nó có các quy tắc cả hết đấy nên hãy tìm hiểu nó nhé, không khó như bạn nghĩ đâu.

Học tiếng Đức
Học tiếng Đức nên bắt đầu từ đâu?

Sau đây là một số quy tắc chia các động từ trong tiếng Đức các bạn có thể tham khảo thêm.

>>Xem thêm: http://luyenthitiengduc.info/details/moi-bat-dau-hoc-tieng-duc-ban-can-luu-y-cac-dieu-sau.html

Một khi nói đến quy tắc chia thì, dĩ nhiên đây là các động từ có quy tắc chia hẳn hoi (regelmäßigen Verben). Các động từ này sẽ chiếm phần lớn trong động từ của tiếng Đức. Động từ bất qui tắc (gọi là: unregelmäßigen Verben) như tên gọi của chúng không có bất kỳ quy tắc nhất định, chỉ có cách học thuộc lòng chúng mà thôi.

Cũng may là chúng không có quá nhiều nên với thời gian chúng ta cũng sẽ quen dần với chúng. Theo như thống kê thì có tổng cộng khoảng hơn 3000 động từ bất qui tắc. Thường xuyên sử dụng thì chỉ có khoảng 100 đến 200 động từ bất qui tắc.

Đây không phải là một con số gọi là nhiều, thêm nữa các động từ này rất hay được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày nên chúng ta cũng có thể nhớ được chúng sau một khoảng thời gian tiếp xúc với chúng.

3) Đặt các câu đơn giản (einfache Sätze, Satzgrammatik).

Trước tiên chỉ cần đặt các câu đơn giản nhất ở thì hiện tại (Präsens) ứng với 3 thành phần cơ bản: chủ ngữ, vị ngữ và thành tố bổ sung vị ngữ (Subjekt, Prädikat, Objekt). Sau đó bạn hãy tập nói to các câu bạn đã đặt, qua đó tạo cho mình cảm giác khi chia động từ sau này.

Nếu bạn không nói bật ra được thành câu mà bạn đặt thì bạn sẽ quên nó ngay, đó cũng là điều bình thường vậy nên hãy cố gắng đọc chuẩn xác các câu mà mình đã đặt. Hãy lặp đi lặp lại việc đặt các câu như vậy, vì việc này sẽ tạo nền tản để bạn có thể học tiếng Đức hiệu quả hơn sau này.