Để bắt đầu học một ngôn ngữ, việc đầu tiên là cần phải làm quen bảng chữ cái và cách phát âm các âm tiết, với cách phát âm tiếng Đức cũng không là ngoại lệ. Hơn nữa, tiếng Đức có cách đánh vần khá giống với tiếng Việt, song cách phát âm là gần giống tiếng Anh, nên bạn sẽ không bỡ ngỡ trong quá trình học ngôn ngữ này.
Nói đến tiếng Đức ta nói đến động từ 1 phần linh hồn để tạo nên 1 câu văn hoàn mỹ. Có thể nói rằng, bạn có thể tiếp thu danh từ dễ dàng nhưng đối với động từ thì hoàn toàn ngược lại. Bởi vì động từ tiếng Đức rất trừu tượng. Tuy nhiên, nếu ban chịu khó nghiên cứu thì cách chia động từ có hẳn những nguyên tắc nhất định, phần lớn động từ nguyên mẫu (Infinitiv | Infinitive of German verbs) trong tiếng Đức kết thúc bằng đuôi "-en", ví dụ: kaufen, brauchen, essen,... Tuy nhiên, khi đặt động từ vào trong câu, ta buộc phải chia động từ để phù hợp với ngôi của chủ ngữ, thì thời.
Khác với tiếng Việt, ngoài những vị trí cố định cái gì ở đâu, chúng ta không cần chia hay thêm cái gì vào các từ đang dùng. Tuy nhiên, trong tiếng Đức phức tạp hơn, danh từ tiếng Đức chia thành ba: giống cái (Feminin) giống trung (Neutrum) và giống đực (Maskulin), danh từ phải luôn viết hoa và ngoài ra phải học số nhiều và số ít của danh từ. Động từ cũng với 3 nhóm: động từ bất qui tắc (Irreguläre/ unregelmäßige Verben), động từ mạnh (starke Verben), động từ yếu- động từ hợp qui tắc (regelmäßige/ schwache Verben), cách chia thì tiếng Đức có ba dạng ở quá khứ gồm: quá khứ phân từ (Perfekt), quá khứ đơn (Präteritum) và quá khứ hoàn thành (Plusquamperfekt), cách chia thì hiện tại (Präsens) và tương lai-tương lai 1 và 2 (Futur I und Futur II). Phải chia tính từ bổ nghĩa cho danh từ, dựa trên danh từ số ít hay số nhiều lại và dựa trên các thuộc cách chủ từ Nominativ, hay thuộc cách Akkusativ hay Dativ. Vị trí từ loại trong tiếng Đức rất chặt chẽ, sự linh động trong lúc viết hay sử dụng câu chữ chỉ dẫn tới cách thành lập câu sai.
tự học tiếng Đức hiệu quả tại tphcm
Việc tuân thủ trật tự từ trong câu là luật quan trọng đầu tiên trong cách học tiếng Đức. Một điều quan trọng trong việc học ngữ pháp tiếng Đức: động từ luôn đứng vị trí thứ hai trong câu, trong câu có hai mệnh đề chính phụ hay câu liên hệ, động từ trong câu phụ và câu liên hệ luôn đứng cuối câu; còn câu có trợ động từ, trợ động từ luôn đứng vị trí thứ hai trong câu còn động từ còn lại đứng ở cuối câu. Động từ là linh hồn và định hướng nội dung ngữ pháp sau đi theo. Sau động tự có nhiều cách chia, một là túc từ trực tiếp (trả lời cho câu hỏi was và wen), hai là túc từ Dativ (những động từ buộc chia theo thuộc cách Dativ, ba là túc từ gián tiếp- trả lời cho câu hỏi wem), có thể là một bổ túc bắt đầu bằng một giới từ (trả lời câu hỏi woher, wohin, wo…), bốn là một tính từ (trả lời cho câu hỏi wie) hoặc là một trạng từ (trả lời cho câu hỏi wie, wie lange, wann, …), hoặc là một bổ túc từ đồng từ (zu + Verb-Infinitiv), và cuối cùng là một danh từ (trả lời câu hỏi wer und was).
Tuy nhiên, việc tự học tiếng Đức không thể thay thế những giờ học được hướng dẫn cụ thể với tài liệu, giáo trình và bởi các giáo viên có chuyên môn sư phạm bài bản. Học tiếng Đức luôn có những qui tắc mà “không thầy đố mầy làm nên”, vì vậy để việc học tiếng Đức của các bạn đạt được hiệu quả như mong đợi, vui lòng xem qua các khóa học của trung tâm chúng tôi.