“Tôi mất căn bản thì bắt đầu học như thế nào?”, “Tôi bắt đầu học tiếng Đức từ đâu và học như thế nào?”. Trung tâm học tiếng Đức ngày nào cũng nhận được vô số câu hỏi tương tự như vây. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết thắc mắc đã nêu trên.
Bắt đầu học tiếng Đức từ…?
Một trong các vấn đề nhiều bạn hay hỏi đó là “Nên bắt đầu học gì trước?”, “Nên bắt đầu luyện nghe hay nói tiếng Đức trước mới học từ vựng, ngữ pháp?” hay "Nên học từ vựng trước hay là ngữ pháp trước?"
>>http://luyenthitiengduc.info
Câu trả lời là hãy bắt đầu với mọi thứ. Bởi lẽ tiếng Đức không chỉ từ vựng và ngữ pháp mà còn các kỹ năng nghe, nói. Bạn không thể nói rằng là tôi đang đợi khi học được thật nhiều từ vựng và sử dụng thông thạo ngữ pháp tiếng Đức rồi mới luyện các kỹ năng nghe, nói. Bạn cũng chả thể đợi đến khi bạn nghe và nói tiếng Đức thông thạo như người bản ngữ mới đến ngữ pháp. Tất cả những kỹ năng đó đều phải được sử dụng và rèn luyện song song với nhau suốt quá trình học tiếng Đức của bạn.
Chắc chắn sẽ có bạn hỏi rằng: học từ vựng tiếng Đức như thế nào? Học ngữ pháp làm sao? Học nghe bằng cách nào? Học nói ra sao? Phần tiếp theo sẽ giúp cho bạn trả lời tất cả câu hỏi đó.
Phương pháp học tiếng Đức
Chúng ta cần phải tìm cho mình phương pháp học tiếng Đức hiệu quả và phù hợp theo từng trình độ của bản thân khi mới học tiếng Đức. Từ đó, bạn có được những định hướng học đúng đắn, rõ ràng và hợp lý.
Nếu không xác định được ngay phương pháp học từ đầu, bạn có thể sẽ tiêu tốn nhiều thời gian mà không được kết quả cao. Hay bạn sẽ mắc phải những thói quen xấu trong quá trình học tiếng Đức mà sau này phải mất nhiều thời gian khắc phục.
Nếu bạn muốn có kết quả nhanh và không phải tốn nhiều thời gian học lại thì đừng nên “đốt cháy các giai đoạn”.
Nên học tiếng Đức từ đầu, học kỹ từ những bài học cơ bản vì đó là nền tảng cho học tiếng Đức của bạn về sau. Một khi bạn đã nắm vững các kiến thức cơ bản, càng học bạn càng thấy đơn giản và dễ dàng hơn. Chúng ta học tiếng Đức từ đâu?
Những bạn đã từng học tiếng Đức trước đó và có chút vốn tiếng Đức thì ta cần “thiếu chỗ nào thì mình bù chỗ đó”.
Nếu thấy vốn từ của bạn còn quá ít, hãy dành nhiều thời gian để bổ sung mở rộng vốn từ vựng của mình hơn.
Thấy mình phát âm tiếng Đức sai tùm lum và quá nhiều, hãy tập trung học phát âm tiếng Đức cho thật chính xác và bắt đầu từ những âm cơ bản.
Nếu kỹ năng nghe của mình còn yếu, hãy nghe tiếng Đức nhiều và thường xuyên hơn.
Nếu bạn đã đọc được, viết được và biết ngữ pháp, biết nhiều từ vựng nhưng khả năng nghe và nói còn kém, luyện nghe nói tiếng Đức bằng việc áp dụng mọi thứ đã học vào giao tiếp hằng ngày.
Hãy học vừa sức của mình đừng cố ép mình phải học các bài dài và khó học. Như vậy không chỉ bạn không thể tiếp thu bài học mà còn dễ rơi vào trạng thái chán nản rồi dẫn tới bỏ cuộc giữa chừng. Hãy bắt đầu từ những bài học cơ bản nhất, khi bạn đã cảm thấy đã nắm chắc và sử dụng được nhuần nhuyễn tất cả những gì đã học, bạn sẽ có thêm nhiều tự tin để chinh phục các bài học khó hơn.
Tìm cho mình người hướng dẫn, có thể là đồng nghiệp, bạn bè hay người thân, khi bạn có điều gì không hiểu trong quá trình học, bạn cần có sự động viên và chia sẽ, có một người hỗ trợ luôn ở bên cạnh bạn bất cứ lúc nào thật sự sẽ giúp cho bạn đạt được thành công hơn.
Hãy tìm cho mình một quyển giáo trình tiếng Đức, chương trình học tiếng Đức, lớp học tiếng Đức trực tuyến hay đăng ký khóa học tiếng Đức ở trung tâm. Hãy chọn chương trình ở trình độ cơ bản khi bạn mới bắt đầu học hay đã mất căn bản tiếng Đức và bắt đầu từ những bài học đơn giản đầu tiên.
>>http://hoctiengduc.com
Đừng vì nóng vội để học thật nhanh mà nạp vào được thật nhiều kiến thức, mỗi ngày bạn chỉ nên học từ 1 bài mới, đến cuối tuần thì ôn lại sẽ hiểu sâu hơn và sử dụng chúng dễ dàng hơn.
Hãy học mỗi bài thật nhuần nhuyễn, sử dụng nhiều những thứ mình học vào trong cuộc sống hàng ngày. Có thể bạn sẽ mất thời gian cho việc ôn luyện, thế nhưng bạn sẽ học được cái gì là xài được cái đó.