Trong
việc học tiếng Đức, trẻ thường tạo nên các cụm từ riêng cho mình bằng việc thêm vào một từ đã được các em ghi nhớ có trong vốn từ vựng mà các em đã được học hay thay từ trong các cụm từ đã được học. Trẻ có khả năng tạo nên những câu tiếng Đức hoàn chỉnh sớm hay muộn phụ thuộc rất lớn vào số lần các em được tiếp xúc với ngôn ngữ này và chất lượng những lần tiếp xúc đó như thế nào. Vì thế để xây dựng vốn tiếng Đức thiếu nhi, các phụ huynh nên chú ý những điểm sau:
1. Hiểu tiếng ĐứcHiểu được ngôn ngữ mới luôn luôn là điều tuyệt vời hơn cả việc nói được ngôn ngữ đó. Và chúng ta không nên đánh giá quá thấp khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ. Trẻ có thể hiểu được tiếng Đức dựa trên nhiều gợi ý khác nhau trong từng bối cảnh cụ thể. Trẻ có thể chưa hiểu hết tất cả những điều mà các em nghe được. Tuy nhiên, các em có thể năm được những ý chính, các từ khóa và suy đoán ra ý nghĩa của cả một câu, dựa trên bối cảnh mà các em nhìn thấy và tiếp xúc. Nếu có thêm sự động viên của người lớn, các em sẽ sớm vận dụng hiệu quả khả năng này trong việc học tiếng Đức, sớm hiểu và ghi nhớ nhiều từ ngữ tiếng Đức thiếu nhi hơn .
>> Xem thêm: http://luyenthitiengduc.info/details/8-chien-luoc-huu-ich-de-luyen-hoc-tieng-duc.htmlNhững yếu tố quan trọng khi dạy học tiếng Đức cho trẻ em 2. Sự bực bộiVượt qua cảm giác lạ lẫm ban đầu của những bài tiếng Đức thiếu nhi, một số trẻ có thể trở nên bực bội vì các em không thể diễn đạt suy nghĩ của chính bản thân mình bằng tiếng Đức. Một số khác có thể muốn nói được tiếng Đức nhanh chóng như với tiếng mẹ đẻ. Chúng ta có thể cùng nhau giúp trẻ vượt qua cảm giác bực dọc này bằng việc dạy cho trẻ dần những câu nói đơn giản, từ những cụm từ có sẵn. Và nhớ hãy luôn kiên trì với trẻ, vì trẻ em rất hoạt bác và còn rất ham chơi!
3. Mắc lỗiTrong quá trình trải nghiệm tiếng Đức thiếu nhi, trẻ sẽ không thể trách khỏi việc mắc lỗi không ít cũng nhiều hoặc làm không đúng. Tuy nhiên, chúng ta không nên nói thẳng thừng với trẻ rằng trẻ đã sai, hay tìm cách sửa lỗi ngay lập tức cho trẻ. Điều này đôi lúc có thể khiến trẻ cảm thấy cụt hứng và không còn muốn nói nữa. Vậy, thay vì nhắc trẻ sai, phụ huynh chỉ cần đọc lại câu đúng, để trẻ tự nhận thấy rằng nói như vậy là không đúng và sẽ tự giác chỉnh sửa lại. Như vậy dần dần trẻ sẽ bắt chước người lớn và tự điều chỉnh cho đúng hơn, mà vẫn cảm thấy hào hứng với việc học. Tiếng Đức thiếu nhi có thể là một quá trình trải nghiệm và tích lũy tự nhiên thú vị với trẻ. Tuy nhiên, nếu làm sai, quá trình này có thể trở thành một nỗi ám ảnh và khiến trẻ trở nên sợ hãi, lo lắng và áp lực với việc học tiếng Đức, một loại ngoại ngữ mới khác tiếng mẹ đẻ.
4. Những yếu tố quan trọng khi dạy học tiếng Đức cho trẻ em >> 6 cách để thực hành tiếng Đức mỗi ngày Xây dựng cách dạy học tiếng Đức thiếu nhi đúng cách cho trẻ
- Khiến trẻ hứng thú với môn học
Yếu tố quan trọng đầu tiên, khiến một phương pháp học có giá trị là phải khiến cho trẻ học yêu thích môn học. Đặc biệt là trẻ em, phương pháp khiến trẻ thích học là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi trẻ không thể có sự nghiêm túc và kiên trì như những người lớn được.
Muốn cho trẻ hứng thú với môn học thì cách tốt nhất đó là cho trẻ vừa học vừa chơi,tạo ra những trò chơi, hình ảnh cần sử dụng đến tiếng Đức hay cùng trẻ xem phim tiếng Đức, đây là những cách hiệu quả nhất đối với trẻ khi dạy trẻ học tiếng Đức. Trẻ cũng rất yêu thích khám phá, vì thế mà những chuyến dã ngoại với tiếng Đức sẽ tạo hứng thú và tăng vốn từ vựng rất nhiều cho trẻ
- Chú trọng đến giao tiếp
Trẻ con học ngoại ngữ nhanh là vì cách học của hầu hết các bé gần giống với trẻ em nước ngoài. Tức là học nghe nói trước các kỷ năng khác. Hoạt động nghe nói cũng là những hoạt động mà được trẻ em yêu thích hơn so với việc đọc viết. Khi trẻ có thể nghe nói được thì từ và cấu trúc sẽ dần ngấm vào tiềm thức của trẻ.
- Không gây sức ép cho trẻ
Việc phạt trẻ hay cho điểm và đánh giá bằng điểm sẽ không hiệu quả với trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non hay lớp 1,2 còn rất ham chơi. Thay vì bắt lỗi và ép trẻ học tiếng Đức thì việc gây hứng thú,sẽ khiến trẻ yêu thích thú và tự giác học tiếng Đức sẽ có tác dụng hiệu quả hơn hẳn, so với việc cứ bắt ép trẻ học.