Kinh nghiệm học tiếng Đức thi B1 (phần nói)

Kinh nghiệm học tiếng Đức thi B1 (phần nói)

Kinh nghiệm học tiếng Đức thi B1 (phần nói)

Khi các bạn muốn đi du học thì chắc chắn sẽ phải thi lấy bằng B1 học tiếng Đức và phải có tổng điểm kỹ năng trên 70 thì các bạn sẽ làm được visa và thực hiện ước mơ của mình.

>>> Tham khảo: http://luyenthitiengduc.info/details/lam-visa-xin-du-hoc-tieng-duc.html

Mình hiện đang là du học sinh tại Đức nhưng cách đây 3 năm thì đó là thời gian cực kỳ khổ, mình gặp khá nhiều khó khăn trong việc phát âm và rồi mình đã đăng ký theo học một số khóa học tiếng Đức để cải thiện kỹ năng nói của mình. Mình học được cách gạch ý và chọn ra khoảng 15 mẫu câu mình thích sử dụng nhất (nôm na là nói nhiều thì quen mồm nhất) để diễn tả tất cả các ý cho cả phần Partnerarbeit (nói cặp) và Präsentation (thuyết trình).  Vậy cho nên bài nói của mình cầu kỳ, cũng không sử dụng nhiều câu từ phức tạp, dài dòng nhưng mình trình bày gãy gọn, có cấu trúc rõ ràng, lành mạch, liên kết nhau trong cả bài nói và các thầy cô có nhận xét khá hài lòng vì cách nói rất dễ nghem tuy ý truyền đạt chưa hoa mỹ nhưng thoát ý muốn truyền đạt.
 

 

học tiếng đức
Kì thi nói B1 khi học tiếng Đức.

 

Trình độ B1 khi học tiếng Đức

 

Kỹ năng nói của bài thi tiếng Đức trình độ B1 không phải là phần dễ trong các phần thi khác khi có tỷ lệ trượt không nhỏ đâu. Tuy nhiên, bài viết này hướng tới việc cải thiện kỹ năng nói của các bạn, không nhiều về thói quen, có những chi tiết tưởng chừng bạn không nghĩ nó cần thiết nhưng lại có tác dụng giúp các bạn nâng cao điểm số của mình rất tốt. Một vài kỹ năng mình hay sử dụng như:

 

1. Học tiếng Đức thì đừng nên nói ngọng. 

 

Khi nói tiếng Đức rất khó nghe âm bạn nói nên các bạn cố gắng nói thật nhiều để nói đúng ngữ âm tiếng Đức. Khi các bạn phát âm tiếng Đức nên nói rõ ràng lành mạnh, thời gian đầu mình cũng khá trật vật do giọng mình cũng hơi ngọng. Mình có nói nhưng mọi người không có hiểu được mình đang nói gì, sau đó mình đã nghe rất nhiều giọng Đức địa phương và tập nói theo họ và keeys quả cũng đáng tự hòa mình phát âm chuẩn tuy một số từ vẫn khó nói được chuẩn.

 

2. Khi thi hãy ngồi thẳng nhìn vào mắt đối phương học tiếng Đức.

 

Nên ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, tay có thể đặt lên bàn hoặc đặt lên đùi. Khi nói, hãy nhìn vào đối phương (nhìn vào bạn cùng thi khi thi phần nói cặp và nhìn vào thầy cô giáo khi thi phần thuyết trình cũng như phần trả lời câu hỏi). Tránh mắt đảo liên tục hết nhìn lên trần nhà rồi nền nhà mà hãy nhìn vô mắt đối phương thỉnh thoảng bạn có thể đảo mắt nhưng sẽ đảo vào các vật thể bạn nhìn, tay diễn tả theo hướng bạn nói. Tạo không khí thoải mái, nếu lúc đầu có giao tiếp xã giao để bạn bớt căng thẳng thì hãy cố gắng mỉm cười thật tươi nha, sau đó thì tự tin lên điều này sẽ khiến thầy cô giáo có cảm tình và đôi khi sẽ chấm điểm thoáng hơn cho bạn. Đoạn cuối nhớ cảm ơn thầy cô đã lắng nghe và cảm ơn bằng nụ cười tươi với kết qủa học tiếng Đức.

 

3. Học tiếng Đức không nên nói nhanh, nuốt chữ.

 

Cứ nói chậm rãi, rõ ràng rành mạch. Bạn nên nói tròn vành rõ chữ về một ý hoặc trọn một câu rồi ngắt nhịp, chứ không nên đang nói thì nghỉ cả một đoạn dài rồi mới nói động từ (nếu động từ đặt ở cuối câu), kiểu như: Du hast doch sicher von dem Rockfestival gehört, das hier Ende des Monats ... stattfindet  như vậy người nghe sẽ không hiểu và đặc biệt nhớ nhấn giọng nên xuống nha.

Có một số nơi,các bạn sẽ không được thầy cô ghi âm bài thi nói, để khách quan hơn trong đánh giá bài viết. Điểm số của các bạn sẽ phụ thuộc nhiều vào những gì thầy cô ghi chép trong giấy nhận xét và cảm tình thầy cô dành cho bạn. Vì vậy, để tránh mất điểm oan, sau khi nói xong một ý, bạn hãy quan sát. Nếu thầy cô ghi vào giấy và gật nhẹ đầu, tức là thầy cô đã nắm được ý bạn nói để cho điểm, rồi sau đó bạn hẵng tiếp tục nói ý tiếp theo. Nếu thấy thầy cô chưa ghi được, tức là bạn cần nói chậm lại hoặc nói rõ ý hơn. Tuy nhiên cũng đừng vì thế mà mất bình tĩnh nhé!
 

 

học tiếng đức
Tự luyện kỹ năng nói khi lấy bằng B1 học tiếng Đức.

 


Lưu ý: khi các bạn nói tiếng Đức quan trọng nhất là động từ nhưng lại đặt ở cuối câu, thì hãy nhớ nói rõ và nhấn mạnh để thầy cô có thể nghe được và hiểu gì bạn nói.

>>> Tham khảo: http://luyenthitiengduc.info/details/nhung-luu-y-khi-tu-hoc-tieng-duc.html.

 

4. Học tiếng Đức hãy nói đơn giản khoogn phức tạp cầu kỳ.

 

Đây vừa là kinh nghiệm học vừa là kinh nghiệm làm bài thi nói. Bài thi viết bạn càng cần dùng những từ ngữ và cấu trúc hay bao nhiêu thì trái ngược lại, bài thi nói nên đơn giản hóa những thứ ấy. Thực tế, bạn chỉ cần nắm được khoảng 10 - 15 cấu trúc câu cơ bản là có thể vận dụng linh hoạt trong bài thi nói rồi.
Tác hại khi bạn sử dụng mẫu câu phức tap:

- Rất khó để nhớ huống chi là đọc. Nhiều bạn hơi tham lam một chút khi đưa những từ và mẫu câu quá phức tạp, quá khó nhớ vào bài, dẫn đến bạn buộc phải học thuộc lòng từng bài một như vẹt mục đích để thầy cô đánh giá cao. Tuy nhiên khi vào phòng thi, dưới áp lực bạn sẽ nhanh chóng quên và nói ấp úng.

- Khi học mẫu câu khó bạn thường học vẹt dẫn đến không tự nhiên trong văn nói của mình, khả năng tiếp cận thể hiện cảm xúc rất ít, tạo áp lực cho bản thân luôn phải nhớ và khi  nói giống như trả bài vậy, cái gì học thì nói còn không học sẽ không biết nói gì.

 

Lời khuyên cuối cùng hãy tìm bạn đồng hành trước khi thi học tiếng Đức

 

Trước 2-3 ngày sẽ công bố danh sách thi nói, các bạn hãy lên trang của nơi tổ chức cuộc thi tìm bạn, hoặc đến nơi tổi chức thi xin thông tin bạn chuẩn bị nói để hai người có thể chuẩn bị cho kỳ thi tốt hơn. Hãy thống nhất nội dung nói, thứ thự nói và nên tạo mối quan hệ tốt ngay bây giời dù kết quả có ra sao khi học tiếng Đức. Ở cuối bài thuyết trình, bạn sẽ cần có 1 câu hỏi của bạn đồng hành nếu được thì các bạn cũng có thể thống nhất trước với bạn đồng hành của mình câu hỏi đó là gì để luyện trả lời trước.

CHÚC CÁC BẠN ĐẠT KẾT QUẢ NHƯ Ý MUỐN.