Trang chủ Tin tức

Học tiếng Đức, bắt đầu từ đâu? (Phần 2)

Học tiếng Đức, bắt đầu từ đâu? (Phần 2)

Trong phần 1 chúng ta đã tìm hiểu được được những bước cơ bản và những việc đơn giản để có thể trả lời cho câu hỏi: Học tiếng Đức thì nên bắt đầu từ đâu? Trong phần 2 này sẽ là các bước nâng cai hơn trong việc mới bắt đầu học tiếng Đức của chúng ta. Hy vọng trong 2 phần sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho các bạn nhất là những ai đang loay hoay với việc mới bắt đầu học tiếng Đức.

Học tiếng Đức, bắt đầu từ đâu? (Phần 2)

4) Học các thì trong tiếng Đức.

Tiếng Đức thì cũng giống như tất cả những thứ tiếng khác bao giờ cũng chỉ có 3 thì: Thì quá khứ, thì hiện tại và thì tương lai. Mỗi thì này lại được chia ra làm hai nên tổng cộng lại chỉ có 6 thì để bạn có thể nhớ. Nếu so sánh về thì với tiếng Anh thì tiếng Đức dễ học hơn nhiều vì tiếng Anh có tổng cộng có tới 13 thì.

Sau khi học thì nên sử dụng ngay các câu đơn giản đã học ở phần trên để luyện theo thì và để luyện nói. Như thế chúng ta đã có một sự hình dung tương đối cụ thể về sự biến hóa cũng như ý nghĩa của một câu nói tương ứng với mỗi thì có như vậy sau này bạn sẽ cảm thấy việc học tiếng Đức đơn giản và hiệu quả hơn nhiều

5) Sử dụng động từ tiếng Đức linh hoạt.

Khi bạn đã có thể nói được các câu đơn giản theo thì một cách tương đối chắc chắn thì dần dần bạn hãy học thêm về 10 loại từ trong tiếng Đức (Wortarten, Wortgrammtik). Chúng ta nên bắt đầu nghiên cứu kỹ về động từ trong tiếng Đức vì động từ tiếng Đức được xem là linh hồn của một câu nói (Satzaussage, Satzkern).

Học tiếng Đức
Hãy sử dụng các động từ thật linh hoạt khi học tiếng Đức.

>>Xem phần 1 tại: http://luyenthitiengduc.info/details/hoc-tieng-duc-bat-dau-tu-dau-phan-1.html

Cũng chính vì thế ngay từ đầu chúng ta nên chú trọng học động từ tại vì học danh từ xong, khi nghe chúng ta có thể hiểu và thậm chí sử dụng ngay được chúng. Nhưng học động từ xong bạn vẫn chưa chắc hiểu chính xác được câu nói đó. Và để sử dụng động từ thì bao giờ chúng ta cũng phải có sự luyện tập.

Thêm nữa động từ tiếng Đức vô cùng phong phú và đôi khi rất trừu tượng. Có rất nhiều động từ ta không thể dịch hết nghĩa của chúng được một cách ngắn gọn mà phải trình bày hơi dài dòng bằng tiếng Việt. Động từ sau này cũng sẽ là thước đo trình độ tiếng Đức của bạn.

6) Học cấu trúc của các câu phụ đơn giản (einfache Nebensätze).

Các câu phụ trong tiếng Đức luôn luôn phải đi chung với các câu chính, khi ta muốn đặt  các câu phụ thì trước đó phải biết đặt câu chính trước đã, mà câu chính đơn giản chúng ta đã học ngay từ đầu ở phần 1 rồi. Tức là đến đây chúng ta đã chuyển dần từ các câu đơn giản sang các câu phức hợp. Hình thức đã là câu phức nhưng mà nội dung bạn nên chọn càng đơn giản càng tốt.

Một trong những khó khăn trong việc học tiếng Đức đó là chúng ta không biết diễn đạt ý của mình như thế nào trong lời văn. Vậy cho nên các bạn nên tập trung vào các câu phụ này, nó sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều sau này đấy.

Nói đơn giản cho dễ hiểu các câu phụ trong tiếng Đức có vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần bổ sung và làm rõ ý thêm cho các câu chính. Bạn có thể học nó tương tự như học thêm các câu chính. Hãy sử dụng các mẫu câu đơn giản, rõ ràng và sau đó hãy đọc to và chuẩn xác các câu phụ đó.

Học tiếng Đức
Hãy luôn cố gắng trong việc học tiếng Đức và đừng bao giờ bỏ cuộc.
 

>>Xem thêm: http://luyenthitiengduc.info/details/nguyen-tac-hoc-tieng-duc-hieu-qua.html

7) Học các loại từ còn lại và các thành phần câu khác (Wortarten, Satzergänzungen).

Đây được xem là sự phấn đấu gian khổ nhất của mỗi người khi bắt đầu học tiếng Đức hiệu quả. Nhưng các bạn cứ yên tâm, mình sẽ tìm mọi cách để có thể trình bày một cách đơn giản và ngắn gọn nhất có thể. Nói dễ hiểu là như thế này nhé. Trước tiên các bạn nên hiểu về lý thuyết trước đã, sau đó hãy tìm các bảng liệt kê hoặc làm mọi cách mà bạn cho là có thể nhớ lại chúng nhanh nhất.

Nói đến trí nhớ mình cũng có một vài lời khuyên dành cho các bạn, rút kết từ kinh nghiệm của bản thân mình mà thôi: Trong quá trình học sẽ có khá nhiều thuật ngữ mới bạn phải học, quá nhiều các khái niệm trừu tượng mà bạn phải ghi nhớ nên dù có cố gắng đến đâu chúng ta sẽ có cảm giác không kham nổi, đôi khi còn nghi ngờ về khả năng của trí nhớ bản thân.

Sau đó chuyển sang làm việc khác và quay lại học chúng thì mình thấy nó không khó khăn và không còn phức tạp như trước nữa và mọi việc sẽ dễ dàng hơn trước nhiều. Vậy nên quan trọng nhất là đừng bao giờ bỏ cuộc. (Hauptsächlich nicht aufgeben.)

Chúc các bạn thành công!!!