Những kỹ năng cần thiết: Phát âm – Ngữ pháp – Đọc hiểu – Từ vựng khi học tiếng Đức
Ngoại ngữ ai cũng phải được trang bị trong thời đại mở cửa toàn cầu ngày nay. Khi công việc được luôn chuyển qua các nước thuộc khu vực Asian, và các nước ký hiệp định TTP vào năm 2016 vừa qua khi Việt Nam chính thức tham gia cộng đồng này. Tiếng Đức như là một công cụ để các bạn tự trang bị ngoài tiếng Anh khi đất nước ta vào thời kỳ "nền kinh tế hội nhập và phát triển".
Phân tích các kỹ năng học tiếng Đức
Khi coi việc học là một cá thể sống thì máu sẽ là từ vựng, cách phát âm là da là thịt và để nó tồn tại được thì dựa trên khung cơ bản là bộ xương - ở đây là ngữ pháp. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu ngữ pháp tiếng Đức.
Luyện ngữ pháp khi học tiếng Đức.
1. Ngữ pháp căn bản khi học tiếng Đức.
- Ngữ pháp căn bản
Tiếng Việt ta, chúng ta chỉ học cách sử dụng dấu câu, cách đặt câu hỏi, nói cho đúng thì không phải học cách chia động từ chia ngôi. Tuy nhiên, tiếng Đức lại không đơn thuần như tiếng mẹ đẻ chúng ta:
- Danh từ có ba nhóm: giống cái (Feminin); giống trung (Neutrum); giống đực (Maskulin). Lưu ý là danh từ luôn phải viết hoa chữ cái đầu tiên, có một số danh từ có quy tắc thì phải học thuộc chúng cả số nhiều và số ít.
- Động từ cũng có ba nhóm chính: bất qui tắc (Irreguläre/ unregelmäßige Verben); động từ mạnh (starke Verben):động từ yếu (regelmäßige/ schwache Verben) là động từ hợp quy tắc. Cũng giống như tiếng Anh, học tiếng Đức về ngữ pháp có ba dạng chia động từ ở quá khứ: quá khứ phân từ (Perfekt), quá khứ đơn (Präteritum), quá khứ hoàn thành (Plusquamperfekt); ở hiện tại một dạng (Präsens); tương lai 2 dạng (Futur I und Futur II). Động từ là chủ chốt và định hướng ngữ pháp và nội dung các câu sau đi theo. Cũng đừng ngạc nhiên khi bạn nói chưa đúng vì có lẽ bạn cũng biết vị trí động từ trong tiếng Đức đôi khi ngược hẳn với tiếng Anh và cả tiếng Việt – là những ngôn ngữ chúng ta đã biết.
- Tính từ: dựa vào danh từ và bổ nghĩa cho nó thì tùy theo danh từ theo sau là số ít hay số nhiều và có những trường hợp đặc biệt tùy vào thuộc cách chủ từ Nominativ dùng là gì trong Akkusativ hay Dativ. Lưu ý vị trí đứng thường đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu việc chia sẽ phải phù hợp tránh trường hợp sử dụng sai cách.
- Quy luật tạo câu: động từ luôn đứng ở vị trí thứ hai trong câu. Nếu trong câu có hai mệnh đề chính phụ (hoặc câu liên hệ), thì vị trí của nó ở câu phụ và câu liên hệ luôn luôn ở cuối câu; Khi trong câu có trợ động từ thì trợ động từ thì vị trí thứ hai trong câu là của trợ động từ, động từ đứng ở cuối câu. Động từ là linh hồn và định hướng nội dung ngữ pháp sau đi theo.
- Ngoài ra,những điểm ngữ pháp sau đây người học phải hiểu và thực hành được: Nominativ, Akkusativ, Dativ, Präpositionen mit Akkusativ, Präpositionen mit Dativ, Präpositionen mit Genitv, Verben mit Akkusativ, Verben mit Dativ, Verben mit Genitiv, Modalverben, Adjektive, Adverbs, Nebensätze, Passivform, Futur, Partizip, Konjunktionen.
Ví dụ: ein Datum, ich habe dich in einer Bar traf man vertraut.
Ngữ pháp căn bản khi học tiếng Đức.
- Phương pháp học
Rất nhiều người không coi trọng việc học ngữ pháp khi bắt đầu học mà chỉ chăm chú họ từ vựng, họ học để hiểu cách nói hoặc khi đọc một tác phẩm bằng tiếng Đức. Có thể đúng với một số người do nhu cầu của họ, kiến thức của họ đã thành thạo ngữ pháp và họ học và đọc, nghe nói rất thuận tiện. Để
học tiếng Đức hiệu qủa với người mới thì điều khuyên đầu tiên là hãy coi trọng việc học ngữ pháp để cách bạn đọc hiểu, nghe hiểu ý người khác truyền đạt tránh hiểu nhầm do cấu tạo từ còn phụ thuộc vào cụm từ đi theo và ngữ cảnh sử dụng là gì.
>> Tham khảo:
http://luyenthitiengduc.info/details/cach-hoc-tieng-duc-de-nho.htmlNgữ pháp sẽ giúp bạn trong giao tiếp hằng ngày, và điều đặc biệt, bạn là học sinh muốn đi du học tại Đức thì cũng nên biết, sinh viên Đại học Đức rất khó chịu và không mấy thiện cảm với người nói sai ngữ pháp và giảng viên sẽ phạt nặng bạn nếu viết sai. Giờ cùng nhau thảo luận để học ngữ pháp không cong khó và nhàm chán nha.
Khi vốn từ vựng và ngữ pháp bạn cơ bản, chính bản thân bạn cảm nhận được mình chưa kiểm soát được hết các yếu tố ngữ pháp sẽ xuất hiện trong câu nói và từ mình định thực hiện thì mẹo nhỏ là hãy nói chậm dựa trên ngữ pháp nói tránh nói nhanh và người Đức cũng nói chậm không nuốt chữ nhue tiếng Anh đâu, hãy yên tâm.
Còn đối với các bạn mới bắt đầu học thì học từ mới dựa trên ngữ pháp căn bản mình học, lặp đi lặp lại hằng ngày để nhớ và thực hành với bạn bè, đừng sợ nói sai, hãy cứ nói, sai thì sửa để cùng nhau tiến bộ.
Trong nhóm tôi tham gia về cộng đồng "học tiếng Đức không khó" có một bài chia sẻ của người anh đi trước anh chia sẻ rằng: "Ông thầy tiếng Đức của tôi đã nói: Tai người Đức chúng ta rất chi nhạy cảm với vị trí động từ, rời mới tới giới từ rồi quán từ sau cùng là đuôi tính từ. Ví dụ bạn nói:"Ich hab eine sehr gute Buch gefunden!“ tạo cảm giác đúng cho người nghe hơn là: "Ich habe gefunden ein sehr gutes Buch!“...".
Khi việc học trở nên khó khăn, hãy thư giãn bằng các bài hát tiếng Đức nha. Khá hiệu quả để giảm tress học thêm nhiều từ mới cùng với ngữ pháp. Hãy để việc học tiếng Đức là đam mê với các bạn, hãy luôn tìm điều mới mẻ trong cách học, tìm thấy sự hứng thú. Khi gặp khó khăn, hãy nghe lại bài hát, hãy đọc lại những kiến thức bạn đã viết, những tài liệu bạn đã học và cả những kỷ niệm đáng nhớ khi lần đầu học cách nói và thực hành chúng.
Người Đức rất chân trọng những người có nghị lực và ý chí, khi các bạn sang bên Đức đi du học, tuy các bạn nói sai, nhưng bạn đã nỗ lực thì họ sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao kiến thức kỹ năng học để bạn hoàn thiện hơn, hơn thế nữa bạn sẽ tìm được những người bạn mới cùng nhau học vui chơi. Cố lên bạn nhé,
học tiếng Đức rất thú vị tuy ngữ pháp khó nhưng không gì là không thể và tôi chúc các bạn đạt được thành công trên con đường đang đi.