Trang chủ Du học Đức

Du học Đức - Những việc bạn cần phải làm khi tới Đức

Du học Đức - Những việc bạn cần phải làm khi tới Đức

Lần đầu tiên phải có một chuyến đi xa với thời gian đi mất gần 35 tiếng đồng hồ, nhưng vừa đặt chân xuống đây bạn bạn phải làm một vài việc đầu tiên như sau:

Du học Đức - Những việc bạn cần phải làm khi tới Đức

Ngay khi bạn vừa đặt chân xuống Đức

Trong những tuần đầu tiên khi bạn đến Đức bạn sẽ có rất nhiều điều phải làm đó là: làm chuyển đổi visa sang giấy phép cư trú và thông báo nơi cư trú mới của bạn. Ngoài ra bạn còn không được quên ghi danh vào trường đại học và phải mua bao hiểm y tế nữa.

Sẽ có nhiều hiệp hội sinh viên hỗ trợ bạn trong những ngày đầu tiên bạn ở Đức. 

Tại nhiều trường ở nhiều thành phố khác nhau thì hiệp hội sinh viên sẽ có một chương trình hỗ trợ sinh viên đó là "người mới đến", giúp cho các bạn du học sinh mới tới Đức lần đầu dễ dàng hơn trong việc định hướng khi ở Đức, bao gồm các dịch vụ đưa đón từ các sân bay hoặc nhà ga, cung cấp cho bạn một số địa chỉ giao dịch tại trung tâm và các điểm thôn tin, gia sư hay tư vấn riêng, hỗ trợ bạn trong giấy tờ. Tại các trường đại học thì văn phòng quốc tế cũng sẽ có hỗ trợ bạn như thế.

>>Xem thêm: http://luyenthitiengduc.info/details/hoc-tieng-duc-cho-nguoi-thich-du-lich.html

Tại nhiều kiến trúc xá cũng có cả những gia sư sẵn sàng giúp đỡ các sinh viên nước ngoài. Nhiều hiệp hội sinh viên còn cũng cấp các gói dịch vụ gồm ăn uống, bảo hiểm y tế, các dịch vụ về vui chơi giải trí, tư vấn, tất cả nhằm giúp bạn giảm thiểu khó khăn trong những ngày đầu tiên bước vào cổng trường đại học tại Đức.


làm gì gì vua dat chan sang Đức
Bạn cần làm gì khi vừa đặt chân xuống nước Đức


Ghi danh vào trường đại học là không được phép quên

Việc này còn được biết đến là đăng ký nhập học tại một trường đại học và được diễn ra khi bạn đến nơi đó học. Bạn phải đăng ký đúng thời gian quy định của nhà trường tại Đức, nếu như ngày báo danh này hết hạn mà bạn vẫn không đến đăng ký thì bạn không còn cơ hội nhập học nữa.

Bạn nên tìm hiểu một cách về thời gian ghi danh từng trường, nên phân loại riêng từng trường với nhau và đừng quên hỏi những tờ giấy nào cần thiết cho việc đăng ký nhập học nhé.

Phần lớn thường là những loại tờ giấy như sau:

    + Giấy gọi nhập học
    + Ảnh hộ chiếu
    + Biên lai nộp lệ phí học kỳ
    + Chứng minh có thẻ bảo hiểm y tế đã được công nhận tại Đức
    + Giấy chứng nhận bản gốc
    + Hộ chiếu và via/ xác nhận nơi cư trú
    
Sau khi hoàn tất buổi ghi danh thì bạn sẽ nhận được giấy xác nhận ghi danh và một thẻ sinh viên. Với thẻ sinh viên bạn nhận được thì bạn sẽ được giảm giá ve1xem phim, đặt mua báo dài hạn, thể thao và những thứ tương tự khác.

Thông báo nơi cư trú

Các du học sinh khi mới đến Đức du học cần phải đến sở đăng ký tạm trú giống như là công dân Đức vậy.

Nếu như bạn sống một phòng trong ký túc xá, thuê môt căn hộ hay là sống chung với một ai đó trong một căn hộ thì bạn phải thông báo với sở đăng ký tạm trú trong một vài tuần sau khi ở và những lần chuyển nhà cũng phải vậy.

Bạn cũng phải nhớ luôn mang theo bên mình giấy chứng nhận đăng ký tạm trú bản copy nhé. Nó có giá trị như một tờ giớ đăng ký cư trú bản gốc vậy và nó còn giúp bạn làm những việc phải cần dùng đến đó là mở thẻ thư viện hay là mở tài khoản ngân hàng nào đó.

Bạn cần phải mang hộ chiếu hoặc là chứng minh thư để có thể làm thủ túc đăng ký giấy tạm trú. Tốt nhất bạn cũng nên mang theo cả hợp đồng thuê nhà tới sở đăng ký tạm trú, vì bạn cũng phải cung cấp thông tin về chủ nhà.

Xin giấy phép cư trú

Nhiều du học sinh nước ngoài phải cần gửi đơn xin giấy phép dư trú dài hạn tại Đức. Điều này là đúng nếu các bạn có visa nhập cảnh vào nước Đức.

Mọi người có giấy thị thực thì cần phải lưu ý rằng, nếu muốn có ý định cư trú dài hạn thì phải có giấy phép cư trú trong mọi trường hợp. Ngay cả các du học sinh đến từ nước khác cũng phải đệ đơn lên vì nơi chị trách nhiệm với những vấn đề về cư trú đó là sở ngoại kiều.

Đối với các du học sinh đến từ các nước trong khối EU cũng như là vùng kinh tế chung EU và Thụy Sỹ thì không cần phải có giấy phép cư trú này. Tuy nhiên, họ phải chứng minh được rằng họ phải thẻ bảo hiểm y tế và phải tự trang trãi được tiền học phí.


xin giay phep cu tru tai duc
Bạn cần phải xin giấy phép cư trú khi mới sang Đức


Để có được giấy phép này thì bạn phải có giấy xác nhận đăng ký học tại một trường đại học tại Đức, bảo hiểm y tế hợp lệ, chứng minh tài chính, thông báo tại sở tạm trú. Giấy phép cư trú cũng giống như là cuốn sổ visa vậy. Với các du học sinh quốc tế thì giấy phép cư trú còn được đề cập đén để xin học đại học hay là một khóa học tiếng. Mục đích cư trú giúp bạn biết được mình sẽ được làm thêm hay không và làm bao nhiêu lâu trong 1 tuần hoặc hơn thế. Còn đối với những sinh viên trong thời gian học lớp dự bị hoặc là đang học tiếng thì chỉ được phép làm thêm trong trong kỳ nghỉ mà thôi.

Với mục đích học tập thì giấy phép cư trú sẽ được cấp trong khoảng thời gian hai năm một lần nhưng bạn có thể được gia hạn trước khi hết hạn cư trú. Việc gia hạn này còn phụ thuộc vào quá trình học tập của bạn theo quy định không? Có nghĩa rằng bạn phải thi cư và có chứng chỉ, điều này sẽ giúp họ kiểm chứng được bạn có thể kết thúc việc học đúng thời gian quy định hay không?

Bảo hiểm y tế

Bạn phải nhanh chống đăng ký bảo hiểm khi vừa đặt chân xuống nước Đức, nếu ai muốn học tập tại Đức đều phải có thẻ bảo hiểm y tế, nếu không có thì họ sẽ không được chấp nhận đăng ký học.

Đóng bảo hiểm y tế là nghĩa vụ của bạn cho đến 30 tuổi hoặc là đến học kỳ thứ 14, nếu bạn không đóng bảo hiểm y tế thì trường hợp xấu nhất có thể đến với bạn đó là bị rút hồ sơ ra khỏi trường.

Nhiều hiệp hội sinh viên ở các trường đều có giới thiệu qua các gói dịch vụ về nơi ăn chốn ở cũng như là đang ký mua bảo hiểm y tế.

>>Xem thêm: http://luyenthitiengduc.info/details/7-chu--duoc--khi-du-hoc-duc.html

Các gói bảo hiểm cần lựa chọn

Tại Đức, bảo hiểm y tế được chia làm hai loại đó là bảo hiểm công và bảo hiểm tư. Như theo quy định mà chính phủ Đức tuyên bố thì các bạn có thể mua bảo hiểm y tế đến năm 30 tuổi hoặc là học kỳ thứ 14. Hiện nay chỉ có một vài trường hợp bạn có thể mua bảo hiểm tư thôi. Nhưng các bạn phải hết sức lưu ý rằng, nếu bạn đã mua bảo hiểm tư rồi thì sẽ không được phép mua bảo hiểm công được nữa. Phần lớn tại Đức nhiều người sẽ mua bảo hiểm công vì giá cả của nó tương đối hợp lý - trừ khi các bạn mua được bảo hiểm tư thông qua bố mẹ của bạn.

Các loại bảo hiểm nước ngoài được công nhận tại Đức

Hiện tại, một số nước thành viên trong khối liên minh EU và khu vực kinh tế chung của EU đã có một bảng thỏa hiệp về bảo hiểm xã hội đó là: Nếu bạn có bảo hiểm công trên đất nước của bạn, quỹ bảo hiểm công tại nước Đức có thể sẽ công nhận loại bảo hiểm này. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu xem giấy tờ nào có thể thỏa mãn điều kiện trên.

Bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi qua Đức về những lợi ích của bảo hiểm, vì bảo hiểm của bạn có thể sẽ không thanh toán tất cả những chi phí tại Đức. Nếu như bạn không mua bảo hiểm trên đất nước mình thì khi qua Đức thì bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm giống như tất cả sinh viên khác.

Kể cả bảo hiểm tư của bạn cũng sẽ được công nhận tại Đức trong một vài trường hợp nhất định nào đó. Bạn phải nên tìm hiểu chính xác các loại bảo hiểm đó.

Trong một vài trường hợp bảo hiểm tư nhân bạn mua được chấp nhận thì bạn cũng cần phải có giấy chứng nhận đăng ký học. Do đó bạn sẽ miễn đi nghĩa vụ đóng bảo hiểm công nhưng bạn phải nhớ một điều đó là bạn sẽ không thể mua bảo hiểm công nữa cho dù thời gian học kéo dài hơn

Chúc bạn có được những thông tin bổ ích khi bước chân đến du học Đức.