Trang chủ Du học Đức

Kinh nghiệm khi du học tiếng Đức từ thầy cô

Kinh nghiệm khi du học tiếng Đức từ thầy cô

Kinh nghiệm khi du học tiếng Đức từ thầy cô
Kinh nghiệm của thầy cô trong việc đào tạo học tiếng Đức rất quan trọng vì là người đi trước đạt nhiều thành tích cao cùng với sự nghiệp cống hiến cho ngành đào tạo - giáo dục.

 

Học tiếng Đức từ góc nhìn thầy cô

 

Ban đầu khá nhiều học viên đều muốn làm quen với tiếng Đức nên đã chọn học giá rẻ ở một trung tâm A ( mình xin không nêu tên cụ thể). Các cô tư vấn ở đó cứ ngọt sớt là trung tâm này toàn các giáo viên uy tín rồi còn giới thiệu cho mình chương trình du học dự bị tư nhân của công ty ( xin người con không dại nhé ). Việc học tiếng Đức thực sự là không hiệu quả và mọi chuyện cứ dậm chân tại chỗ.

Ngay khi bạn có vốn tiếng Anh tốt nhưng không hiểu sao nuốt không nổi với cái trình độ A1 này T.T Mới A1 thôi mà chán ghê cơ! Lớp học thì cũng khá buồn tẻ nữa vì các bạn học cùng cũng không có học chăm chú chỉ cưỡi ngựa xem hoa. Và rồi chán nản do việc học khó nên việc học sẽ không đạt kết quả cao. Đa phần các bạn học viên đều tìm hiểu học tiếng Đức nhưng không tìm hiểu rõ, tìm hiểu sơ sài như vậy rất nguy hiểm vừa tốn thời gian học và tiền bạc bỏ ra nữa chứ.
 

 

góc nhìn thầy cô khi bạn chọn trường học tiếng Đức
Góc nhìn thầy cô khi thấy bạn chọn trường học tiếng Đức.
 

 

 

Sai lầm khi học tiếng Đức từ các bạn sinh viên

 

Lỗi phổ biến nhất khi học một ngoại ngữ:

 

- Không chịu nghe

 

Có một trường học ngôn ngữ tin rằng việc học ngôn ngữ bắt đầu với một "giai đoạn im lặng". Nhưng cũng như trẻ sơ sinh học để sản xuất ngôn ngữ bằng cách nghe và bắt chước âm thanh, người học ngôn ngữ cần phải luyện nghe để học. Điều này có thể củng cố vốn từ vựng và cấu trúc, đồng thời giúp học viên thấy được các thành phần trong ngôn ngữ.

Nghe là kỹ năng giao tiếp mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng sẽ có khó khăn khi thực hành kỹ năng nghe, trừ khi bạn sống ở nước ngoài hoặc tham dự các lớp học ngoại ngữ. Vậy giải pháp là thế nào? Bạn có thể tìm các bài hát, chương trình TV và các bộ phim nói trong ngôn ngữ mà bạn đang học, và lắng nghe, lắng nghe, lắng nghe, càng thường xuyên càng tốt. 

 

- Không đam mê thiếu sự tò mò

 

Trong việc học ngôn ngữ, thái độ có thể là một yếu tố quan trọng trong việc một học viên tiến bộ như thế nào. Nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về thái độ trong việc học tiếng Đức nói chung, ngoại ngữ khác nói riêng cho thấy những người có thành kiến về nền văn hóa liên quan đến ngôn ngữ mà họ theo học thì thường kém trong việc học ngôn ngữ đó, ngay cả khi họ học trong nhiều năm như là một môn học bắt buộc.

Trong khi đó, một người học quan tâm về nền văn hóa liên quan đến ngôn ngữ mình học thì sẽ thành công hơn trong việc học ngôn ngữ đó. Những học viên tò mò về văn hóa sẽ dễ tiếp thu ngôn ngữ và cởi mở hơn với việc hình thành các mối quan hệ với người bản xứ.

 

- Tư duy cứng ngắc

 

Các nhà ngôn ngữ học nhận thấy các học viên có khả năng chịu đựng kém về sự mơ hồ thì có xu hướng đấu tranh với việc học ngôn ngữ. Việc học ngôn ngữ bao gồm rất nhiều sự không chắc chắn - học viên sẽ gặp phải từ mới hàng ngày, và với từng quy tắc ngữ pháp sẽ có một ngoại lệ biện chứng hoặc động từ bất quy tắc. Cho đến khi người học đạt được sự trôi chảy như người bản địa, thì sẽ luôn có một mức độ của sự mơ hồ. Luôn tiềm ẩn trong mình nỗi sợ nói, sợ làm, sợ sai rồi người khác nhận xét không tốt về mình. Tất cả giường như là rào cản kiên cố bạn khó vượt qua được và kỹ năng bạn vẫn dậm chân tại chỗ không tiến thêm được cả.

 

Lời khuyên từ thầy cô để học tiếng Đức tốt hơn

 

- Kỹ năng nghe học tiếng Đức

 

+ Học nghe đầu tiên:

 

Khi bắt đầu học một ngoại ngữ, bạn nên bắt đầu học nghe ngay khi có thể. Bằng cách này, bạn sẽ làm quen dần với cách phát âm của ngôn ngữ đó. Vì thế mà việc học phát âm cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Đức, bạn hãy tìm mua các băng thu có cả các phiên bản đi kèm. Bất cứ lúc nào không hiểu một từ nào trên băng, bạn hãy nhìn vào phiên bản và tra từ đó ở trong từ điển.
 

 

kinh nghiệm học tiếng Đức từ thầy cô
Một buổi trao đổi kinh nghiệm học tiếng Đức giữa trò và cô.
 

>> Tham khảo: http://luyenthitiengduc.info/details/kinh-nghiem-hoc-tieng-duc-thi-b1-phan-noi.html

+ Nghe đi nghe lại một nội dung:

 

Nghe nghe nghe và nghe. Hãy cố gắng nghe ở mọi lúc mọi nơi. Nghe đi nghe lại cùng một nội dung là một ý kiến khá hay. Hãy chọn một đoạn băng thú vị và nghe nó nhiều lần. Phải chắc chắn bạn có thể nghe được từng từ trong đó nhé. Trong lúc nghe, hãy cố gắng nhớ những câu hữu ích, thậm chí cả đoạn càng tốt.

Sau đó nhớ lại và tập nói lại các câu mà bạn đã nhớ, cố gắng bắt chước cách phát âm của người nói sao cho chuẩn nhất có thể. Một lúc sau bạn sẽ nhận thấy được các từ và cụm từ trên băng đã trở thành một phần của bạn. Bạn sẽ bắt đầu sử dụng chúng trong những câu của riêng mình. Khả năng phát âm cũng như nghe hiểu của bạn chắc chắn cũng sẽ khá lên rất nhiều đấy.

 

+ Luyện nghe hàng ngày:

 

Cố gắng luyện nghe 30 phút mỗi ngày. Lựa chọn tốt nhất là luôn mang theo bên mình một cái máy nghe MP3. Như thế bạn có thể nghe mọi lúc mọi nơi khi bạn ngồi trên xe buýt đến trường hay cơ quan, hoặc nghe lúc bạn đi dạo. Hãy thu vào đĩa CD những đoạn băng tiếng Đức yêu thích rồi cài sẵn vào máy CD MP3 của bạn bất cứ khi nào

 

- Đam mê học tiếng Đức

 

Luôn nhắc nhở mình vì sao mình lại chọn học tiếng Đức, luôn tìm ra cách mới học từ vựng đến khi cảm thấy phương pháp nào hợp nhất với mình. Gắn mục tiêu học tiếng Đức với phần thưởng bạn mong muốn và tự thưởng cho mình khi đạt được kết quả cao

 

- Tư duy khi học tiếng Đức

 

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số người dường như sinh ra là để giàu có, thành công và hạnh phức, trong khi một số người dường như sinh ra là để nghèo khó và thất bại? Nguyên nhân phải chăng là do dự khác nhau về học vấn, sự thông minh, kỹ năng giao tiếp, thời cơ, mối quan hệ hay sự may mắn?

Tất cả do sự tư duy khi học, vậy bạn muốn học hiệu quả thì hãy tư duy cho riêng mình, kiểm soát thái độ học tập và không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả mong muốn.